Những ngày hè trôi qua vừa nhanh vừa chậm.Chậm là khi tôi quá rảnh rỗi chả biết làm gi,nhanh là khi có dc những khoảng thời gian vui chơi vui vẻ,và sống có ích.Nhưng ko hiểu sao cảm hứng âm nhạc cổ điển có cảm giác không còn dào dạt như xưa.Ông anh mới mua cho mấy cái dĩa nhạc cổ điển gốc của Vivaldi,Bach và Tchaikovsky mà sao nge chả thấy hứng thú gì hết.Chính tôi cũng biết nghe nhạc classical ko thể hấp tấp nhưng mà cái cảm giác này thục chưa thấy bao giờ.Có lẽ tâm trạng tôi đã thay đổi nhiều chăng?Co lẽ đúng, nhưng mà thay đổi thế nào thì thực tôi củng chả rõ.Dù sao đi nữa tôi vẫn hiểu rằng classical music ko bao giờ khiến tôi thất vọng,có lẽ chỉ là còn tùy vào tâm trạng người nghe nữa.Có người nói buồn nghe nhac co điển thì hợp, thiệt sai hoàn toàn!(đúng là ko hiểu thỉ nói gi chả dc!)Buồn thì khó lòng mà nghe nhạc cổ điển dc(cái này người trải nghiệm như tui thấy vậy dó), với lại buồn ma còn nghe nhạc cổ điển một là tẩu hỏa nhập ma hai là nhảy cầu sài gòn luôn,chả thấy phù hợp tí nào!Mà nãy giờ hình như tôi ko dc tập trung,đánh toàn nhảm nhí ko,thôi kệ,cứ cho là phút cảm hứng vậy!!!!Chà,tối nay khia mạc EURO,còn bán kết roland garos nữa, toàn thứ hay.Đành ngưng sớm vậy.Ngày trở lại mà viết dc 2 entry coi bộ ko tệ!
Thứ Bảy, 7 tháng 6, 2008
LONG TIME NO WRITE!
Thiệt nếu có ai lỡ ghe vô thăm mà thấy trag blog nay quá sơ sài thi xin lượng thứ vì chủ của nó đã lỡ quên lãng nó hơi lâu.Không phải vì tình yêu nhạc cổ điển đã không còn(nều chỉ là tình yêu chớp nhoáng thì tôi cũng chả mất công viết blog chi cho mệt)mà là vì tôi bỗng cảm thấy có nhiều việc mình cần phải làm trước cho cuộc đời mình trước khi cống hiến cho cái mình thích.Có lẽ còn lâu mới xong nhưng giờ tôi quyết định trở lại vì bỗng cảm thấy cũng có một số người dành tình cảm cho trang blog này nhưng mình đã phụ lòng họ.Cuộc sống vẫn tiếp diễn mong rằng những điều gì đáng đến rồi sẽ đến!
vào lúc
05:22
3
nhận xét
Thứ Sáu, 23 tháng 11, 2007
Giaỉ đề kiểm tra Tin học 1 tiết lớp 11
Ở đây chỉ giải câu 1 phần B, với quy ước là các bạn phải tự mình viết những câu lệnh cơ bản ( như tạo biến , chèn thư viện,...), ai có thắc mắc cứ comment lại hoặc đánh vào phần thông điệp cho nhanh.
Một lưu ý nữa là các bạn khi có phần giải , nên đọc lại phần bài học kết hợp xem phương pháp giải để từ đó tự mình viết lại, vì các phần sau là khó hơn mà cứ học " tủ " kiểu này thì cũng không " thoát" nổi đâu!Chưa kể ngồi học thuộc đống mã lệnh thì " phê" lắm.
Mỗi câu một màu nhìn cho "dễ":
1/ giải:
...
n:=1;
a:=1;
s:=0;
while n <= 51 do
begin
for i:=1 to n do
a:=a*i;
s:=s + 1/a;
a:=1;
n:=n+2;
end;
writeln ( ' s=',s);
readln
end.
2/
n:=1;
s:=0;
while (1/(n*n*n)) >= 0.000005 do
begin
s:=s+ 1/(n*n*n);
n:=n+2;
end;
...
ghi chú : mấy dòng sau đánh tương tự như trên( dòng này đừng đánh vào nha , chỉ là ghi chú thôi!)
3/
...
k:=0;
s:=0;
while 1/((2*k+1)*(2*k+1)*(2*k+1)) >= 0.000001 do
begin
s:=s+ (2*k+1)*(2*k+1)*(2*k+1);
k:=k+1;
end;
....
4/
k:=1;
s:=0;
while (( sqrt(2)<= sqrt(k*(k+1))) and (sqrt(k*(k+1))<=(10*sqrt(101))) do
begin
s:= s+ 1/sqrt(sqr(k)+k);
k:=k+1;
end;
...
5/
s:=0;
k:=1;
while k<=99 do
begin
s:=s+ (k+1)/(k*(k+2));
k:=k+2;
end;
......
6/
k:=1;
s:=0;
while 1/(sqr(k)*sqr(k+2)) >= (1.4 * 0.00000014) do
begin
s:= s+ (k+1)/((sqr(k)*sqr(k+2));
k:=k+1;
end;
......
---.---.---.---.---.---.---.---.---.---
Chú ý: câu 6 các bạn chú ý cái số 1.4 * 10 lũy thừa -7 có đổi ra đúng không.
Các bạn cũng nên tải turbo pascal trên mạng về và đánh mã vào để kiểm tra vì tôi không dám chắc là mã hoàn toàn "hoàn hảo".
Vậy là giải xong , nãy giờ bạn nào có " chép" hãy trả công tôi vì đã bỏ công suy nghĩ bằng cách comment vào phần thông điệp vì cái blog này còn ít người comment quá ,cũng như các bạn hãy xem các phần khác trong blog vì blog này lập ra không phải để " giải đề"!
vào lúc
20:31
1 nhận xét
Thứ Hai, 19 tháng 11, 2007
Một số link tải các bản symphony của Beethoven
Symphony no.4-chương 4:http://www.garageband.com/song?|pe1|S8LTM0LdsaSnZ1O2Y2w
Symphony no.4-chương 1:http://www.garageband.com/song?|pe1|S8LTM0LdsaSnZ1O2Y20
Symphony no.5 - chương1: http://www.peabody.jhu.edu/data/27/link/998/PSO050129_Beethoven_Sym5_I.mp3
vào lúc
19:37
0
nhận xét
Nhãn: Nguồn nhạc cổ điển
Vài sự so sánh giữa Mozart và Beethoven
Nhắc đến âm nhạc cổ điển, có lẽ hai nhà soạn nhạc mà với một người không biết gì về thể loại nhạc này cũng có thể nói " đã nghe qua rồi " : hai nhà soạn nhạc được xem là hai bức tường thành lớn ( mặc dù theo tôi thì chưa hẳn đã là lớn nhất) của âm nhạc cổ điển , đó là MOZART VÀ BEETHOVEN.Bài viết này không có ý " múa rìu qua mắt những nghệ sĩ am hiểu thật sự" , nhưng với bất cứ ai yêu thích và có thưởng thức nhạc cổ điển thì chí ít cũng phải đồng ý một vài điều trong bài viết này.
Có một điều mà ta cần lưu ý là : nhiều người nói rằng Beethoven là học trò của Mozart, nên âm nhạc của ông có ảnh hưởng đôi chút âm nhạc của Mozart. Tôi xin khẳng định cả hai điều trên đều sai.Beethoven đã từng tiếp xúc với Mozart và rất thần tượng Mozart, nhưng ông chỉ gặp Mozart ít lần , chủ yếu là để trình diễn cho Mozart thấy tài năng của mình , chứ không hề có chuyện " học tập " gì cả! ( cũng may vì điều đó!). Và với bất cứ ai đã thưởng thức nhạc của Beethoven , tin chắc họ sẽ phủ nhận rằng nhạc Beethoven có mang tí phong cách của Mozart, vì rõ ràng âm nhạc của hai nhà soạn nhạc thiên tài này tuyệt đối chẳng có chút liên quan gì đến nhau. Dù vậy, cũng phải công nhận không có Mozart thì chưa chắc đã có Beethoven , vì chính tài năng " thần đồng " của Mozart đã khiến cha của Beethoven bắt con mình phải học âm nhạc , nhờ đó lịch sử âm nhạc mới có thêm một thiên tài xuất chúng khác.
Giờ ta mới thật sự đi vào ý chính của bài viết .Vậy thì có gì khác nhau trong âm nhạc của hai nhà soạn nhạc tài ba trên.Trước tiên , ta xét đến những bản giao hưởng. Beethoven , dù sống thọ hơn Mozart nhiều ( Beethoven thọ 57 tuổi , còn Mozart chỉ 35 thôi), nhưng số bản giao hưởng của Mozart thì lại gấp hơn 4 lần của Beethoven ( đó có lẽ cũng là một trong những nguyên do mà người ta gọi ông là thiên tài) , Beethoven chỉ có 9 bản giao hưởng. Có lẽ cũng vì thế mà tôi cho rằng , những bản giao hưởng của Beethoven thật sự " sâu" hơn, hoành tráng hơn và công phu hơn của Mozart. Ta cứ thử nghe đi rồi sẽ thấy! Cả 9 bản giao hưởng của Beethoven đều có thể "đẩy ta lên đến những cảm xúc cao nhất của thưởng thức nghệ thuật", trong đó đặt biệt là các bản số 3 ( chương 4 đã đạt đến mức độ hoàn thiện của nghệ thuật ) , số 5 ( bản giao hưởng mang đậm tính hào hùng, bi tráng ), số 6 ( bản giao hưởng " Pastorale"đồng quê, đã thể hiện tài năng xuất chúng của Beethoven trong thể loại nhạc này , với những chương vừa yên bình ,vừa bi tráng trộn lẫn nhau ), và số 9 ( nhiều người coi đây là bản giao hưởng hay nhất của loài người , theo tôi thì điều đó chưa hẳn đúng vì dù đã nghe nhiều lần nhưng ấn tượng mà nó để lại cho tôi vẫn chưa bằng những bản giao hưởng kể trên).Trong khi đó , trong khoảng 40 bản giao hưởng của mình thì chỉ có bản giao hưởng số 40 và 25 của Mozart là được nhắc nhiều nhất và được trình diễn nhiều nhất. Nói chung những bản Symphony của Mozart không thể hiện được hết tài năng của ông , vì thế mà đây không phải là thế mạnh của Mozart.Vậy thì thể loại nào đã khiến người đời sau ví Mozart như là "Mặt trời của âm nhạc cổ điển"?
Và thể loại đó cũng chính là nội dung so sánh thứ hai của chúng ta : những bản Concerto , Piano . Thật sự ta không thể nói những bản concerto hay piano của Mozart hay hơn, điều đó tôi xin dành cho những nhà phân tích âm nhạc bậc thầy, còn với tôi , tôi chỉ dám nhận xét rằng : số lượng tác phẩm của Mozart là nhiều hơn , phong phú hơn và với tôi , khi nghe những bản Piano , tôi vẫn ưu tiên chọn Mozart vì tôi cho rằng có cái gì đó ở phong cách Piano của Mozart khiến ta say mê vô cùng ( giờ thì tôi chợt nghĩ ra một ý , đó có lẽ là nhờ tính "cảm hứng " trong âm nhạc của Mozart khiến những bản Piano của ông nhanh , thanh thoát và toát lên sự yêu đời , điều mà Beethoven đã không làm ). Dù gì đi nữa , tôi khuyên các bạn , với những bản Piano concerto , piano sonata, hãy chọn Mozart trước vì chắc chắn bạn sẽ không phải thất vọng đâu ( tất nhiên , của Beethoven cũng tuyệt nữa , ở đây tôi nhấn mạnh chỉ là lời khuyên).
Tóm lại , cho dù so sánh kiểu gì đi nữa thì nếu bạn có nghe symphony của Mozart hay chọn những bản piano của Beethoven, thì một điều chắc chắn rằng đó đều là những bản nhạc tuyệt vời , là kết tinh về tài năng của hai nhà soạn nhạc thiên tài này.
vào lúc
18:21
2
nhận xét
Nhãn: Cảm nghĩ